Dự án chuyên môn

[Ngừa chấn thương] Làm sao để chọn cho mình một đôi vớ phù hợp?

Sang Nguyen
Đăng ngày 01/05/2020
1,034 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

“Bóng nước, tróc da, móng đen” được cho là tam bảo của các runner. Tuy nhiên ba món bảo bối này là những vết tích chứng minh sự nỗ lực tuyệt vời của các runner, nhưng nếu có thể hoàn thành cự ly không vết sứt mẻ thì ai muốn giữ lại những minh chứng phiền toái này, phải không các bạn? Do chạy bộ là môn thể thao dựa hoàn toàn vào nửa phần thân dưới của cơ thể, đặc biệt là ở các cự ly lên đến vài chục cây số, ngoài việc luyện tập ra thì trong việc chọn lựa trang bị phù hợp với mình là một yếu tố không thể sơ xài được đâu các bạn.

Liệu bạn có biết ngoài giày chạy ra thì vớ cũng đóng vai trò rất quan trọng không? Vớ cũng được xem là lớp da thứ hai của đôi chân, nó là một trong những then chốt trong ba món bảo bối của các runner đường trường. Rốt cuộc thì vớ chạy bộ và những loại vớ thường khác nhau ở đâu? Vì sao có một số runner cực kì yêu thích sử dụng loại vớ xỏ ngón? Khi chọn vớ thì đặc biệt phải lưu ý những gì? Hôm nay, chúng ta mời HLV Daniel chia sẻ với chúng ta một số kinh nghiệm trong quá trình chọn ra một đôi vớ phù hợp cho bản thân nhé!


Chọn vớ cũng như chọn giày: Dựa vào cấu trúc của bàn chân và dáng đi thì mới có thể hoàn toàn bảo vệ đôi chân ngọc ngà của bạn

Vớ rất quan trọng? Tin rằng nhiều runner khi nghe đến chủ đề này, đặc biệt là các bạn mới nhập môn sẽ thường hỏi rằng: “Tại sao phải mang vớ dành riêng cho chạy bộ? Mang vớ thường không được sao? Đúng vậy, giá thành của các đôi vớ chạy bộ thường cao hơn nhiều so với các loại vớ thông thường, và đây cũng chính là vì sao các beginner luôn cau mày khi thấy bảng giá của nó, thậm chí còn nghi ngờ giá cả và tính năng của chúng nữa.

Trước tiên, Daniel cho rằng do chân của chúng ta có cấu trúc lập thể, khi chạy bộ thì bàn chân sẽ có thêm một không gian 3D để hoạt động, vì vậy nếu bạn mang một đội vớ không phù hợp với quỹ đạo của dáng đi của bạn hoặc không phù hợp với cấu trúc bàn chân của mình thì trong quá trình vận động, vớ sẽ trượt lên xuống, và các tính năng hỗ trợ của nó như ôm chân và giảm chấn cũng sẽ vì vậy mà giảm đi.

Bàn chân của chúng ta là một cấu trúc lập thể, khi chạy bộ sẽ sinh ra một không gian hoạt động 3D, do đó những đôi vớ không phù hợp sẽ khó có thể bảo vệ đôi chân của bạn (Nguồn ảnh: Biji)

Do đó, vì sao chúng tôi kiến nghị các runner nên sử dụng các loại vớ chuyên dụng, chủ yếu là những đôi vớ chuyên dụng này có thêm những tính năng đệm và độ đàn hồi tốt, đồng thời có thiết kết 3D phù hợp với cấu trúc lập thể của bàn chân, như vậy thì mới có thể giúp cho vớ, giày và chân trở thành một thể hoàn hảo giúp nâng cao hiệu suất vận động.

Sử dụng vớ chuyên dụng có thể giúp cho vớ, giày và chân hợp thành một thể hoàn hảo, có tác dụng nâng cao hiệu suất vận động của bạn (Nguồn ảnh: Biji)


Hai hung thủ lớn nhất đem lại tam bảo cho các runner: Ma sát và va chạm quá mức

Bóng nước, tróc da và móng đen là những rào cản khó chịu của nhiều người. Nguyên nhân chính đến từ những va chạm và ma sát quá mức giữa bàn chân và giày chạy. Ở ngón chân thường xuất hiện hai tình trạng: thứ nhất là do dây giày thắt không đủ chặt , đặc biệt là ở phần mắt cá chân, cho nên khi chạy, giày sẽ rơi vào trạng thái lỏng lẻo, mỗi một bước chạy sẽ vô tình làm cho bàn chân thay đổi vị trí liên tục, và các đầu ngón chân sẽ cọ sát lên các thành giày; hay từ một góc độ khác mà nói, nếu như bạn mang một đôi giày quá chật thì khi chạy bàn chân không có không gian để chuyển động, trong trường hợp này cũng dẫn đến những ma sát giữa các đầu ngón chân và khung giày, dẫn đến các bóng nước, tróc da hoặc hiện tượng móng đen.

Cọ sát và va chạm quá độ là nguyên nhân dẫn đến các bóng nước và móng đen (Nguồn ảnh: 123 RF)

Ngoài các ngón chân ra thì lòng bàn chân cũng là nơi dễ xuất hiện các bóng nước. Nguyên nhân là do giữa lòng bàn chân và giày có những khoảng trống, và những khoảng trống này cũng có thể là do dây giày không được buộc chặt, hoặc mẫu giày không phù hợp với chân (cũng có thể do giày chạy đã mòn, hoặc vớ không phù hợp), cho nên mỗi khi tiếp đất lòng bàn chân không ngừng cọ sát với đế giày gây nên các vết phồng rộp.


Quy tắc phối giày và vớ dành cho bạn

Đại khái là nguyên tắc bổ sung, cũng có nghĩa là nếu như bạn mang loại giày chạy có trọng lượng nhẹ, kiến nghị bạn nên sử dụng loại vớ dày và ngược lại.

Loại giày chạyBạn thuộc loại runner nào?Vớ kiến nghị sử dụngƯu điểm
Trọng lượng nhẹ/Tốc độKhi tiếp đất do tác động của mặt đường quá mạnh làm cho chân căng thẳng và dẫn đến hiện tượng bám chặt  của chân hoặc những tư thế không tự nhiên của bước đi.
Vớ dày
  1. Giảm cảm giác do những tác động mạnh của mặt đường mang lại.
  2. Phù hợp với những đôi giày có trọng lượng nhẹ.
  3. Giúp ổn định dáng chạy.
Dày/Ôm chân/Giảm xócBước chân nặng nềVớ mỏng
  1. Giảm gánh nặng cho đôi chân.
  2. Cải thiện tổng thể cảm giác chạy.

Để tạo cảm giác chạy rõ rệt, bạn vẫn có thể kết hợp những đôi giày chạy có trọng lượng nhẹ với những đôi vớ mỏng, chỉ cần không gây cảm giác khó chịu cho đôi chân thì những dòng vớ chạy mỏng này thực ra có thể giúp phát huy tính năng ưu việt của đôi giày chạy của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng thông thường những đôi giày này thường có lót giày khá mỏng, khi bạn kết hợp với những đôi vớ mỏng, thì đối với những runner có đôi chân nhạy cảm, một khi có những dị vật mắc kẹt trong giày sẽ làm bạn cực kì khó chịu suốt quãng đường chạy.

Loại giày chạyBạn thuộc loại runner nào?Vớ kiến nghị sử dụngLưu ý
Trọng lượng nhẹ/ Tốc độ

Bản thân yêu thích những đôi giày có trọng lượng cực nhẹ, thích cảm giác tiếp đất hoặc cảm giác nhẹ nhàng và rõ rệt khi tiếp đất.
Vớ mỏng
Do lớp vớ bảo vệ mỏng manh, đối với những runner có bàn chân mẫn cảm nên đặc biệt lưu ý đến những vật nhỏ mắc kẹt trong giày gây nên những cảm giác khó chịu khi chạy.

Ngoài ra, nếu bạn có thói quen mang các loại vớ dày, thì khi chọn vớ nên chú ý đến chất liệu và thiết kế của nó, do hiện nay trên thị trường có hàng trăm loại vớ dày, có loại dày từ đầu đến đuôi, số khác chỉ thêm lớp đệm ở một số điểm cục bộ quan trọng, chẳng hạn như ở phần gót chân hoặc  lòng bàn chân (vị trí gần các ngón chân), đặc biệt nếu bạn là những người dễ đổ mồ hôi chân thì những đôi vớ dày ngược lại sẽ đem lại gánh nặng cho bạn. Do đó, khuyên bạn khi chọn lựa vớ cho mình nên so sánh chất liệu và thết kế của những dòng vớ khác nhau.

Sau khi đã hiểu vì sao phải sử dụng các loại vớ chạy chuyên dụng, nguyên nhân gây nên các bóng nước và móng đen, và cách kết hợp giày và vớ, vậy thì chúng ta tiếp tục thắc mắc về thiết kế của vớ chạy. Ngoài độ dày mỏng của vớ ra thì chúng ta còn có thể tìm thấy các dòng vớ xỏ ngón. Vậy thì vớ xỏ ngón và các loại vớ thường khác nhau ở đâu? Tiếp theo sau đây, hãy mời HLV Daniel tiếp tục phân tích cho chúng ta hiểu thêm nhé!

Loại vớ xỏ ngón của Tabio (Nguồn ảnh: Biji)


Mách bạn những khác biệt trong thiết kế của các loại vớ

Như những gì đã nêu ở phần trước, thiết kế của vớ chạy chuyên dụng dựa trên cấu trúc bàn chân và những di chuyển lập thể của cơ thể, vì vậy chúng có một số đặc điểm khác vớ các loại vớ thông thường.


Mu bàn chânLòng bàn chân/Gót chânVòm chânMắt cá chân
Thiết kế Các lỗ thoáng khí lớn
  1. Những đường vân chi chít ở phía trước lòng bàn chân có tác dụng chống trượt.
  2. Ở vị trí ngón chân cái có thêm một lớp đệm.
  1. Cải thiện độ đàn hồi giúp ôm chân hơn
  2. Kiểu dáng thiết kế đặc biệt

Có thiết kế hai bên lõm vào, cổ vớ cao
Chức năngCải thiện độ thoáng khí, giúp bài tiết mồ hôi và tỏa nhiệt ra ngoài
  1. Giúp các runner khi tiếp đất vẫn duy trì độ khít tốt giữa bàn chân và giày chạy, đồng thời hạn chế cọ sát giữa chân và giày.
  2. Giảm tối đa áp lực cho bàn chân.
Gia tăng độ ổn định, duy trì độ khít giữa vớ và chânThiết kế hai bên hỗ trợ hoạt động của mắt cá chân, cổ vớ được kéo cao để tránh ma sát giữa chân và cổ giày

Trước tiên, do quá trình chạy bộ chúng ta sẽ đổ rất nhiều mồ hôi, do đó mặt trên (tiếp xúc mu bàn chân) của vớ chuyên dụng để cải thiện độ thoáng khí thường có những lỗ thoáng khí lớn, với mục đích giúp bài tiết mồ hôi và tỏa nhiệt ra ngoài, đem loại độ thoáng khí cho bàn chân.

Ở đây dùng vớ Tabio (Nhật Bản) làm ví dụ, ta có thể thấy ở khu vực mu bàn chân có những lỗ thông hơi khá lớn trên mặt (Nguồn ảnh; Biji)

Đối với lòng bàn chân, trong quá trình chạy sẽ có sự chuyển đổi liên tục giữa hai chân, do đó để giúp cho bàn chân không dịch chuyển liên tục trong mỗi bước tiếp đất, thì ta thường thấy ở khu vực phía trước của lòng bàn chân và các ngón chân thường được thêm vào thiết kế trống trượt với những đường vân li ti, tránh tình trạng ma sát dẫn đến các vết phồng rộp. Ngoài ra, một số vớ chạy chuyên dụng còn thêm một lớp đệm vào vị trí ngón cái và gót chân, chủ yếu là để hạn chế những chấn động và áp lực khi tiếp đất, đặc biệt đối với những runner có khớp xương khá nhạy cảm thì thiết kế chêm đệm này sẽ đem đến sự hài lòng cho bạn.

Những đường vân chi chít ở phần trước bàn chân và các ngón chân giúp hạn chế tối đa sự ma sát giữa chân và giày chạy, từ đó có thể giảm thiểu sự xuất hiện của các vết phồng rộp (Nguồn ảnh: Biji)

Trong quá trình chạy bộ, nơi duy nhất xuất hiện sự giãn nỡ của chân đó chính là vị trí vòm chân, nếu như đôi vớ bạn mang không hoàn toàn đảm bảo độ ôm tốt nhất thì trong khi chuyển động rất dễ xảy ra các hiện tượng lỏng lẻo và hoặc tuột vớ, và lúc này đây sẽ tạo cơ hội cho chân tiếp xúc với cổ giày. Do đó, ở các loại vớ chạy chuyên dụng, ta thường thấy có thiết kế đàn hồi hơn để giúp đảm bảo độ ôm tuyệt vời cho đôi chân của bạn.

Ngoài thiết kế tăng cường sự đàn hồi ra, do vòm chân trong ngoài có cấu trúc không giống nhau, do đó chúng ta có thể thấy một số loại vớ ở khu vực này có những hình dáng đặc biệt như: dạng tam giác hoặc chữ bát (八).

Tuy nhiên thiết kế này rất có ích trong việc duy trì độ khít giữa vớ và bàn chân, nhưng HLV Daniel cũng đặc biệt nhắc nhỡ chúng ta rằng khi chọn vớ vẫn phải ưu tiên cho độ thoải mái của đôi chân khi mang vào, vì nếu không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất vận động của bản thân.

Thiết kế gia tăng độ đàn hồi ở phần vòm chân của vớ đảm bảo độ khít của chân và vớ, hạn chế sự ma sát của chân và giày khi chuyển động (Nguồn ảnh: Biji)

Theo HLV Daniel, các loại vớ chạy chuyên nghiệp do phải đảm bảo sự kết hợp hoàn hải giữa giày chạy và cấu trúc chân, nên cổ vớ thường được kéo cao và được thiết kế với kiểu dáng tai của chúng ta, để hạn chế đến mức tối đa sự ma sát giữa chân vào giày chạy, đồng thời hai bên lõm xuống với mục đích giúp cho mắt cá có thể hoạt động linh hoạt hơn.

Các loại vớ chạy chuyên nghiệp có cổ vớ có thiết kế dạng tai người với phần cổ sau được kéo cao hạn chế ma sát, hai bên lõm xuống giúp cho mắt cá chân có thể hoạt động linh hoạt hơn (Nguồn ảnh: Biji)

Nói tóm lại, mục đích của các loại vớ chạy chuyên dụng là giúp duy trì sự ổn định, độ khít của giày và chân trong quá trình chuyển động. Vì vậy, sự ra đời của các loại vớ xỏ ngón cũng có mục đích tương tự.


Hai ưu điểm lớn nhất của vớ xỏ ngón: Hạn chế sự ma sát giữa các ngón chân, lấp các khoảng trống trong giày

Vì sao một số runner cảm thấy vớ xỏ ngón rất tiện dụng? So với các loại vớ chạy chuyên dụng khác thì vớ xỏ ngón tạo khoảng cách giữa các ngón chân, hạn chế sự ma sát giữa chúng, đồng thời giảm thiểu sự ma sát giữa giày và đầu ngón chân, đặc biệt trong khi chạy, các ngón chân thường vô tình co quắp lại hoặc xô đẩy chèn ép lên nhau. Lúc này nếu bạn mang phải một đôi giày chạy không tốt thì rất dễ dẫn đến hiện tượng móng đen. Do đó, tính năng đặc biệt của vớ xỏ ngón có thể giúp bạn giải quyết triệt để hiện tượng này.

Vớ xỏ ngón ngoài đặc tính hạn chế sự ma sát giữa các ngón chân ra thì còn có thể hạn chế sự va chạm giữa chúng với giày chạy (Nguồn ảnh: Biji)

Ngoài ra, vớ xỏ ngón còn có thể giúp bù đắp các khoảng trống giữa giày và bàn chân, như vậy có thể hạn chế hiện tượng ma sát giữa giày và bàn chân do sự dịch chuyển không cần thiết, đây cũng chính là nguyên do tại sao nhiều runner cực kì yêu thích loại vớ xỏ ngón này.

Mặc dù loại vớ xỏ ngón này giúp cải thiện độ khít giữa chân và giày tốt hơn so với các loại vớ chạy thông thường, nhưng đối với một số runner có cấu trúc bàn chân đặc biệt, chẳng hạn như ngón cái to hơn so với người thường thì khi mang loại vớ xỏ ngón này sẽ cảm thấy khó chịu, lúc này thì bạn nên chọn loại vớ chạy thông thường là tốt nhất.

Tn dng lích ca v chy x ngón có th hn chế tđa nhng va chm và ma sát trong khi chy (Ngunh)


Một vài nhắc nhở nho nhỏ của HLV Daniel:

  1. Độ dài của vớ chạy có thể chọn lựa tùy theo chiều dài của giày chạy, loại giày chạy có cổ giày ngắn có thể kết hợp với các loại vớ chạy cổ ngắn, giày cổ cao nên chọn những loại vớ chạy có cổ trung bình hoặc cao để tránh hiện tượng ma sát giữa chân và giày.
  2. Khi mang vớ chạy xỏ ngón nếu bạn cảm thấy khó chịu do các đường may trên vớ thì kiến nghị nên chọn loại vớ chạy thông thường là tốt nhất.
  3. Thường thì bề mặt của các đôi vớ mới hay tồn đọng hóa chất nhuộm, cho nên bạn nên giặt qua trước khi sử dụng.
  4. Vớ chạy cũng như giày chạy, có tuổi thọ nhất định của chúng, một khi chúng đã xù lông hoặc mất đi độ đàn hồi, độ ôm ban đầu thì bạn đừng nên tiếp tục sử dụng nữa.
  5. Chất liệu chủ yếu của các loại vớ chạy chuyên dụng là sợi cotton nhân tạo, cho nên khi chọn mua vớ bạn nên chọn loại có thành phần cotton càng ít càng tốt.

Dựa trên nhu cầu cá nhân và những chức năng đặc biệt của vớ, để chọn ra một đôi vớ chạy chuyên dụng thích hợp với mình nhất (Nguồn ảnh: Biji)

Nói thật thì không có một loại vớ nào hoàn hảo 100% cả, chỉ cần xem nó phù hợp với bản thân hay không là được. Do mỗi người đều có những yêu cầu, sở thích, thậm chí tư thế chạy và giày chạy cũng không giống nhau, cho nên mỗi sự kết hợp của mỗi người không chắc hẳn giống nhau, chỉ cần nắm vững vài nguyên tắc cơ bản, chỉ cần cảm thấy thoải mái khi mang vào, chạy một cách suôn sẻ, thì tin rằng các bạn cũng có thể chọn ra cho mình một “đôi vớ tuyệt đỉnh” rồi.


[Nguồn bài viết: Running Biji]